CƠ CẤU DÂN SỐ THEO LAO ĐỘNG - CƠ CẤU DÂN SỐ

Nhóm nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu thế giới về cơ cấu dân số.

Breaking

Chủ Nhật, 26 tháng 11, 2017

CƠ CẤU DÂN SỐ THEO LAO ĐỘNG

- Cơ cấu dân số theo lao động cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
a) Nguồn lao động:
- Nguồn lao động bao gồm bộ phận dân số trong độ tuổi qui định có khả năng tham gia lao động. Nguồn lao đông được chia làm hai nhóm:
+ Nhóm dân số hoạt động kinh tế bao gồm những người có việc làm ồn định, có làm việc tạm thời và những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
+ Nhóm dân số không hoạt động kinh tế bao gồm học sinh, sinh viên, những người nội trợ và những người thuộc tình trạng khác không tham gia lao động.
- Nguồn lao động và lực lượng lao động là những khái niệm có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở cho việc xác định và tính toán cân đối lao động – việc làm trong xã hội.
+ Nguồn lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động theo độ tuổi qui định , việc qui định cụ thể về độ tuổi lao động là khác nhau giữa các nước.
+ Theo qui định của Luật lao động (1994); độ tuổi lao động đối với nam từ 15 tuổi đến 60 tuổi và nữ là từ 15 đến 55 tuổi.
- Lực lượng lao động:
Là một bộ phận dân số trong độ tuổi lao động thực tế có tham gia lao động và những người chưa có việc làm nhưng đang tìm kiếm việc làm.
- Người có việc làm:
Là những người làm một việc gì đó có được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được thanh toán bằng hiện vật, hoặc những người tham gia vào các hoạt mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình.
- Lao động thiếu việc làm:
Là những người được xác định là có việc làm nhưng có thời gian nhưng có thời gian làm việc thực tế dưới 35 giờ, có nhu cầu và sẵn sàng làm thêm giờ.
- Người thất nghiệp:
Là những người đang chưa có việc làm nhưng mong muốn và đang tìm việc làm.
 - Công thức tính tỉ lệ thất nghiệp:
Tỷ lệ thất nghiệp = 100% x
Số người không có việc làm
Tổng số lao động xã hội


Tử số: Không tính những người không cố gắng tìm việc.
Mẫu số: Tổng số lao động xã hội = Số người có việc làm + số người không có việc làm nhưng tích cực tìm việc.
- Nguyên nhân thất nghiệp:
+ Đào tạo kém chất lượng
+ Thiếu việc làm
+ Lực lượng lao động tăng nhanh
+ Thiếu công nhân lành nghề
+ Do cơ cấu ngành nghề không phù hợp
- Đến thời điểm 1/7/2011, cả nước có 51,4 triệu người thuộc độ tuổi lao động, chiếm 58,5% tồng dân số, bao gồm 50,35 triệu người có việc làm và 1,05 triệu người thất nghiệp.
- Năm 2011, cả nước có 15,7 triệu người từ 15 tuổi trở lên không hoạt động kinh tế . Chiếm 17,9 % tổng dân số. Trong số người từ 15 tuổi trở lên không tham gia hoạt động kinh tế, nữ nhiều hơn nam (61,3% so với 38,7%). Phần lớn (91,6%) đan số 15 tuổi trở lên không tham gia hoạt động kinh tế chưa được đào tạo chuyên môn kỹ thuật.

 Tỉ lệ người thất nghiệp trong độ tuổi lao động từ năm 2006 đến năm 2015 của cục thống kê.
  b) Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế:
1. Khu vực I:
- Khu vực thứ nhất của nền kinh tế (hay lĩnh vực sản xuất sơ khai) là một bộ phận của nền kinh tế.
- Bao gồm các hoạt động biến đổi tài nguyên thiên nhiên thành sản phẩm sơ khai, sơ khởi. Những sản phẩm này là nguyên liệu cho các ngành kinh tế khác.
- Các hoạt động kinh tế chủ yếu của lĩnh vực này gồm nông nghiệpngư nghiệplâm nghiệpkhai mỏkhai khoáng và khai thác đá.
- Các ngành công nghiệp chế tạo mà quá trình sản xuất gắn chặt với nguyên liệu thô như thu gom, bao gói, làm sạch, xử lý ban đầu và đặc biệt là các nguyên liệu này còn ở dạng thô sơ, chưa sử dụng được hoặc khó chuyên chở đi xa được coi thuộc về khu vực sản xuất sơ khai.
- Khu vực sản xuất sơ khai chiếm phần quan trọng trong nền kinh tế các nước đang phát triển.  
- Tại các nước phát triển, lĩnh vực sản xuất sơ khai phát triển theo chiều sâu (nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm), áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ.
 + Ví dụ: quá trình cấy hái và trồng tỉa được cơ giới hóa. Ở Hoa Kỳ, các máy gặt đập liên hợp được sử dụng để thu hoạch ngũ cốc, máy bay được dùng để rải thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ... tất cả chứng minh rằng khi nền kinh tế càng phát triển thì tư bản càng được đầu tư nhiều hơn để phát triển, mở rộng lĩnh vực sản xuất sơ khai. => Những tiến bộ công nghệ và đầu tư cho phép khu vực sản xuất này sử dụng ít lực lượng lao động hơn, và vì thế, ở các nước phát triển, lực lượng lao động trong khụ vực thứ hai của nền kinh tế và khu vực dịch vụ chiếm tỷ lệ cao hơn so với khu vực thứ nhất.
Thêm vào đó, các nước phát triển có khả năng duy trì và phát triển hơn nữa những ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sơ khai nhờ có nguồn của cải dồi dào.
+Ví dụ: Liên minh châu Âu sử dụng trợ cấp nông nghiệp để tạo ra vùng đệm, ngăn cản biến động tỷ lệ lạm phát và biến động giá cả sản phẩm nông nghiệp. Bằng cách này, họ có thể xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp với giá rẻ bất thường, dành lợi thế cạnh tranh trước các nước nghèo và chậm phát triển ở chính thị trường nước họ.
2. Khu vực II:
 - Khu vực thứ hai của nền kinh tế sử dụng những đầu vào là sản phẩm của khu vực thứ nhất để gia công, chế biến thành những sản phẩm hoàn chính và phù hợp cho người tiêu dùng và các xí nghiệp sử dụng (để gia công, chế biến nữa).
- Nòng cốt của khu vực thứ hai là các ngành chế tạo và xây dựng. 
3. Khu vực III:
- Còn được gọi khu vực dịch vụ hay công nghiệp dịch vụ.
- Bao gồm các ngành: 
Giải trí
Chính phủ
Du lịch
Truyền thông đại chúng
Y tế
Công nghệ thông tin
Dịch vụ tài chính
Tư vấn
Cửa hàng bán lẻ
Bất động sản
Giáo dục


Cơ cấu lao động theo khu vực ngành quí I năm 2016:
- Trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức hiện nay, ngành dịch vụ có vai trò ngày càng quan trọng. Xu hướng phát triển của thế giới hiện nay là dần chuyển sang phát triển.
- Kinh tế thế giới đang chuyển đổi sang nền kinh tế dịch vụ. Ngày nay, cả thế giới đang bước sang một nền kinh tế mới: nền kinh tế dịch vụ.
- Ngành dịch vụ hiện đóng góp 60% GDP của thế giới. Ở các nước phát triển, tỷ trọng này lên đến 70% (OECD, 2000). GDP của lĩnh vực dịch vụ chiếm tới 90% GDP của Hồng Kông, 80% GDP của Mỹ, 74% GDP của Nhật Bản, 73%  GDP của Pháp, 73% GDP của Anh và 71% GDP của Canađa. Dịch vụ đóng góp trên 50% GDP của các nền kinh tế Mỹ La Tinh như Braxin, trên 60% GDP của các nước công nghiệp hóa mới ở châu Á như Xingapo, Đài Loan và Malaixia. Dịch vụ cũng chiếm tới 48% GDP của Ấn Độ và 40% GDP của Trung Quốc.
 (Lovelock và Wirtz, 2007, trích từ World FactBook, 2007 và EIU Country Data).
- Trong giai đoạn 1988 – 2003, đóng góp của ngành dịch vụ cho giá trị gia tăng của toàn nền kinh tế tăng từ 60% lên 68%, còn đóng góp của ngành công nghiệp lại giảm từ 34% xuống còn 29%.
- Sự thay đổi này thể hiện việc giá cả của các sản phẩm công nghiệp giảm tương đối so với giá cả của các sản phẩm dịch vụ và ngươi tiêu dùng ngày càng chi tiêu thêm cho dịch vụ nhiều hơn cho hàng hóa.
- Dịch vụ đã trở thành ngành sản xuất lớn nhất của thế giới hiện nay.
- Lao động trong ngành dịch vụ  chiếm từ 60% đến 75% tổng số lao động ở nhiều nước phát triển.
- Sản xuất xã hội phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ sự xâm nhập lẫn nhau giữa lĩnh vực kinh doanh hàng hoá và dịch vụ
- Ví dụ:
+ Các công ty bán hàng hoá sử dụng các dịch vụ bổ sung thêm như một vũ khí cạnh tranh.
+ Các nhà cung cấp dịch vụ lại tích cực sử dụng các hàng hoá kèm theo hỗ trợ cho quá trình cung cấp dịch vụ.
+ Ở Australia  số lao động trong các ngành dịch vụ chiếm tới 75% tổng số lao động cả nước, mang lại 50% GDP. Ngành DV du lịch là ngành kinh tế số một của Australia.
- Người ta ước tính khoảng từ 30% đến 50% chi phí của hộ gia đình là giành chi tiêu cho mua dịch vụ.
- Đặc biệt, hiện nay Ấn Độ được xem là quốc gia đã bỏ qua giai đoạn phát triển công nghiệp để bước sang giai đoạn phát triển dịch vụ.
- Tại Việt Nam, lĩnh vực dịch vụ cũng đang phát triển nhanh chóng cùng với chủ trương chuyển đổi cơ cấu kinh tế của Nhà nước trong giai đoạn đổi mới. Tỷ trọng dịch vụ trong GDP sẽ ngày càng tăng. Vai trò của dịch vụ ngày càng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế quốc gia.
- Trong kỷ nguyên "Kinh tế tri thức" thì lĩnh vực dịch vụ thông tin càng đóng vai trò quan trọng.
- Sự hội tụ giữa Tin học, Viễn thông, Bưu chính, Truyền thông đang tạo ra rất nhiều dịch vụ mới mang lại tiện nghi cho xã hội, tiết kiệm chi phí cho xã hội (chi phí sản xuất, học tập, giải trí, giao dịch, trao đổi..). Đặc biệt, các dịch vụ thông tin liên lạc hiện đại sẽ là trợ thủ đắc lực giúp cho các nước đang phát triển cạnh tranh và hội nhập nhanh chóng với thế giới.      
Biểu đồ tăng trưởng của ngành dịch vụ của nước ta từ 2012 đến 2016.

Cơ cấu kinh tế của nước ta từ 1990 đến 2005.
- Tỉ trọng khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp) có xu hướng giảm nhanh ( từ 38,7% năm 1990 xuống còn 20,9% năm 2005).
- Tỉ trọng khu vực II (công nghiệp-xây dựng ) có xu hướng tăng nhanh (từ 22,7% năm 1990 lên 41,0% năm 2005).
- Tỉ trọng khu vực III ( dịch vụ ) đang có sự biến động mạnh tăng nhanh từ năm 1991 đến năm 1995, sau đó giảm nhẹ năm 2005, nhưng so với thời kì trước thì có chuyển biến tích cực.
=> Cho thấy trong khoản thời gian gần đây nước ta đang thay đổi cơ cấu kinh tế từ khu vực I ( nông – lâm – ngư nghiệp ) thành khu vực II (công nghiệp – xây dựng).


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Pages